Cách xưng hô trong thiệp cưới
Cách xưng hô trong đám cưới là một điều rất quan trọng, nó thể hiện văn hóa, sự trân trọng với khách mời và quan viên 2 họ, do vậy xưng hô trong đám cưới như thế nào cho phù hợp sau đây hay cùng thiepcuoisangtrong.com tìm hiểu về cách xưng hô trong đám cưới nhé
Đám cưới dù long trọng, hoành tráng đến đâu cũng cần chú ý tới những chi tiết nhỏ, đơn cử như cách xưng hô trong thiệp cưới. Cách xưng hô trong thiệp cưới thể hiện sự trân trọng từng khách mời, đồng thời cũng thể hiện sự chu đáo của gia đình cô dâu, chú rể đối với khách mời.
Lưu ý trước khi viết thiệp cưới
Khách mới tham dự tiệc cưới khá là đa dạng, có nhiều cấp bậc, vai vế khác nhau từ đồng nghiệp bạn bè cô dâu, chú rể, họ hàng hai bên của cha mẹ cô dâu chú rể. Cách xưng hô không đúng, không chuẩn có thể gây mất lòng, thể hiện sự không chu đáo trong đám cưới.
Tấm thiệp cưới cần phải đẹp mắt, không bị tẩy xóa, chỉnh sửa thông tin để đảm bảo không thất lễ với quan khách. Trước khi viết thiệp cưới, cần kiểm tra trước thông tin khách mời, cách xưng hô với từng khách sao cho đúng mực. Sau khi viết xong cần kiểm tra lại kỹ càng trước khi gửi. Chúng ta phải viết rất nhiều thiệp mời cho nhiều khách, nhưng khách mời chỉ nhận được 1 tấm thiệp từ chúng ta. Bởi vậy, việc khách quan tâm tới từng chi tiết trong thiệp là rất bình thường.
Lưu ý khi ghi tên khách mời lên thiệp cưới
- Tên người mời cần viết hoa chữ cái đầu
- Ghi rõ ràng, cụ thể tên người mời, chẳng hạn: Kính mời: Anh chị A… hoặc Kính mời: Hai bác B…
- Theo tâm lý người Việt thường đi trễ hơn, do đó muốn lễ cưới diễn ra sớm hơn bạn nên mời khách sớm hơn dự định.
- Nên có danh sách khách mời cụ thể, chi tiết, viết đến đâu tích đến đó để tránh bỏ sót, nhầm lẫn. Cách này cũng áp dụng kể cả khi mời cưới, bạn cũng lên một danh sách tên khách mời, sau mỗi lần mời ai bạn tích vào ô đã mời. Ngược lại, có một số tình huống như sai số điện thoại, gọi không nghe máy, bận không đến được, bạn cũng ghi lại để có phương án kịp thời.
Cách xưng hô trong thiệp cưới với đối tượng là người thân
Với họ hàng là người thân lớn tuổi như ông bà, cô dì, chú bác,… bố mẹ nên là người đứng tên mời và xưng hô để thể hiện sự tôn trọng của gia đình.
+ Kính mời: Hai bác và gia đình…
+ Kính mời: Hai bác và anh chị…
+ Kính mời: Hai bác và các cháu..
+ Kính mời: Hai bác….
+ Kính mời: Cô chú và gia đình…
+ Kính mời: Cô chú và các cháu…
+ Kính mời: Cô chú…
+ Kính mời: Hai em và gia đình…
+ Kính mời: Hai em và các cháu…
+ Kính mời: Hai em…
*Lưu ý :
Nếu gia đình có thêm các thành viên nhỏ hơn thì nên kèm theo: “và các cháu”. Đây là cách để thể hiện sự tôn trọng mà gia đình dành cho họ hàng hai bên.
Cách xưng hô trong thiệp cưới với đối tượng là hàng xóm với gia đình bạn
Hàng xóm là vai ngang với bố mẹ nên bố mẹ sẽ là người mời, xưng hô với thái độ trang trọng. Nếu cha mẹ đã mất, có thể nhờ anh chị lớn tuổi hơn bạn đứng tên. Nếu không có thì chính các bạn đứng tên mời.
Tùy theo vai vế mời là bố mẹ bạn, anh/chị bạn hay bạn mời mà có cách xưng hô phù hợp.
Bố mẹ mời sẽ ghi:
Kính mời: Anh/chị/em … và gia đình/ các cháu
Bạn mời sẽ ghi:
Kính mời: Hai bác .. và gia đình/anh chị…
*Lưu ý:
Trường hợp gia đình độc thân hoặc chồng/vợ đã mất hoặc đã ly hôn, chúng ta cần tìm hiểu kỹ và ghi đúng để tránh người nhận không bị tổn thương.
Cách xưng hô trong thiệp cưới với đối tượng là cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè
Với nhóm này, chúng ta cần nắm chính xác tình trạng hôn nhân để có cách viết đúng nhất.
Đối với những người chưa có gia đình, cách ghi trên thiệp như sau:
+ Kính mời: Anh
+ Kính mời: Chị
+ Kính mời: Em…
+ Kính mời: Bạn…
Đối với những người chưa có gia đình nhưng đã chính thức giới thiệu bạn gái, người yêu, bạn có thể mời chung cả hai trong tấm thiệp như :
+ Kính mời: Anh A và người thương…
+ Kính mời: Chị A và người thương…
+ Kính mời: Em A và người thương…
+ Kính mời: Bạn A và người thương…
Đối với những người đã có gia đình
Với những khách mời hơn tuổi và là người đã có gia đình thì tốt nhất là nên ghi tên người mời bên ngoài, bên trong sẽ ghi chi tiết :
+ Kính mời: Anh chị A…
+ Kính mời: Anh chị A và hai cháu…
*Lưu ý :
Ghi Kính mời: “Gia đình anh A” bên ngoài thiệp, có thể khiến một số người khó tính cảm thấy mất lịch sự.
Nếu khách mời là cấp trên, đồng nghiệp, đã có gia đình, chúng ta có thể mời
+ Kính mời: Anh chị và các cháu…
+ Kính mời: Hai em và các cháu…
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách xưng hô trong thiệp cưới với từng nhóm đối tượng khách mời hy vọng các cặp đôi sẽ có những thông tin hữu ích để viết thiệp cưới cho đúng mực.
Bài viết khác:
Categorised in: Kinh nghiệm cưới hỏi