Chi phí đám cưới

Chi phí đám cưới gồm những gì?

Nhiều bạn trẻ đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân và mong muốn về một đám cưới trọn vẹn, ý nghĩa. Việc dự trù chi phí đám cưới sẽ giúp các cặp đôi có sự chuẩn bị, không bị choáng ngợp bởi rất nhiều chi phí phát sinh “từ trên trời rơi xuống”. Vậy chi phí đám cưới gồm những gì, dự trù kinh phí khoảng bao nhiêu, hãy tham khảo những chia sẻ mà Thiepcuoisangtrong gợi ý dưới đây.

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Chi phí chung của hai bên
    • Mua nhẫn cưới
    • Dịch vụ chụp ảnh cưới
    • In thiệp cưới
  2. Chi phí riêng mỗi bên gia đình
    • Chi phí đám cưới tại nhà trai
    • Chi phí đám cưới tại nhà gái

 

  1. Chi phí chung của hai bên

kinh-phi-dam-cuoi

Chi phí chung của cả hai bên là chi phí mà cô dâu, chú rể cùng nhau chi trả để đảm bảo mức chi phí phù hợp nhất. Và tùy theo điều kiện từng gia đình mà mức chi phí nhiều hay ít, cùng nhau chi trả hay do chú rể tự cân đối.

  • Mua nhẫn cưới

kinh-phi-dam-cuoi-nhan-cuoi

Nhẫn cưới là kỷ vật quan trọng, nó có tính chất tượng trưng là chính. Chi phí nhẫn cưới là một phần chi phí đám cưới hai bên cùng nhau chi trả. Giá nhẫn cưới sẽ phụ thuộc vào chất liệu như vàng 18k, 24k, bạch kim, pha lê, ruby, kim cương. Dao động chi phí từ 3 triệu – 20 triệu đồng tùy chất liệu.

Gợi ý: để tiết kiệm chi phí đám cưới các cặp đôi có thể mua nhẫn vàng tây, kiểu dáng đa dạng, mẫu mã đẹp và chi phí rẻ nhất trong số các chất liệu kể trên. Và một lưu ý, nhẫn cưới nên chọn loại trơn hoặc ít chi tiết đính đá do nhẫn là vật các cô dâu chú rể đeo thường xuyên. Nếu nhẫn có nhiều chi tiết phức tạp, cầu kỳ sẽ không tiện trong việc sinh hoạt.

  • Dịch vụ chụp ảnh cưới

kinh-phi-dam-cuoi-chup-anh-cuoi

Chi phí đám cưới không thể bỏ qua hạng mục chụp ảnh cưới. Mục đích là để treo tại hôn lễ, mặt khác là lưu giữ bộ ảnh cưới làm kỷ niệm. Có nhiều gói chụp ảnh như: trong studio, chụp ngoại cảnh, chụp ở các điểm du lịch, chụp theo concept riêng. Yêu cầu càng cao thì gói chụp càng đắt, chi phí dao động từ 5.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Gợi ý: để tiết kiệm chi phí đám cưới, rất nhiều cặp đôi đã bỏ qua gói chụp ngoại cảnh, không lấy bộ album ảnh. Thay vào đó họ chỉ chụp trong studio để lấy bối cảnh cho những bức ảnh treo lớn ở tiệc cưới. Tuy nhiên, do sở thích của các cặp đôi để lựa chọn phong cách mà mình yêu thích.

  • In thiệp cưới

kinh-phi-dam-cuoi-in-thiep-cuoi

Thiệp cưới cũng là chi phí đám cưới bắt buộc tiếp theo mà không đám cưới nào có thể bỏ quên phần này. Thiệp cưới cũng như ảnh cưới, có đủ các loại mẫu mã đa dạng. Chi phí phụ thuộc vào số lượng in, chất liệu in thiệp. Nếu thuê thiết kế thiệp cưới riêng, sẽ mất thêm chi phí thiết kế. Giá thiệp cưới chung từ 2.500 đồng – 10.000 đồng/ thiệp, nhân với số lượng thiệp bạn cần đặt in là ra.

  1. Chi phí riêng mỗi bên gia đình

Ngoài những chi phí đám cưới chung kể trên, những chi phí riêng do từng gia đình phải chi trả sẽ được liệt kê cụ thể dưới đây.

2.1 Chi phí đám cưới tại nhà trai

  • Chi phí cho phòng tân hôn

kinh-phi-dam-cuoi-phong-tan-hon

Một trong những chi phí đầu tiên kể đến là phòng tân hôn gồm chi phí: giường cưới, tủ quần áo, bàn trang điểm,…

  • Chi phí tráp ăn hỏi và chi phí thuê bê tráp

kinh-phi-dam-cuoi-trap-an-hoi

Các món đồ lễ trong ngày ăn hỏi nhà trai phải chi trả như: trầu cau, rượu, bánh phu thê, xôi gà,…Tùy theo số tráp sẽ tương ứng từng đó món lễ để quyết định giá cả. Chi phí dao động từ 3 triệu– 10 triệu tùy từng yêu cầu.

Ngoài ra, nhà trai còn phải chịu chi phí thuê người bê tráp nếu như không thể nhờ được con cháu nhà. Chi phí thuê này bao gồm: phong bao lì xì: từ 50.000 – 100.000 VND/1 người, giá thuê người bê từ 80.000-100.000 VND/1 người.

  • Chi phí trang trí đám cưới

Đây cũng là một chí phí đám cưới trông thấy cụ thể: phông bạt, bàn ghế, phụ kiện trang trí và phát sinh, giá dao động từ 7-35 triệu/đồng.

  • Chi phí thuê MC, văn nghệ

kinh-phi-dam-cuoi-thue-mc-dam-cuoi

Chi phí này bao gồm thuê người tổ chức chương trình âm nhạc, người dẫn chương trình, ca sĩ. Thông thường các gói dịch vụ trang trí đám cưới ngày nay có kèm thêm dịch vụ này.

  • Chi phí tiệc cưới

kinh-phi-dam-cuoi-chi-phi-tiec-cuoi

Là khoản phí cho các món ăn của tiệc cưới. Chi phí thuê người nấu, người bê mâm, người rửa bát.

  • Chi phí thuê xe hoa, xe đón dâu

kinh-phi-dam-cuoi-chi-phi-xe-hoa

Gồm chi phí thuê xe hoa và trang trí xe hoa. Chi phí đám cưới này do nhà trai chi trả. Ngoài ra, nếu ở xa, nhà trai sẽ mất thêm chi phí thuê xe để đưa đoàn đi đón dâu.

  • Khoản phí cho quay phim, chụp ảnh, rửa ảnh

Chi phí đám cưới cũng không thể bỏ qua chi phí này nếu muốn ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời, ý nghĩa của lễ cưới. Chi phí này cũng đa dạng, và việc rửa ảnh giá theo số lượng.

2.2 Chi phí đám cưới tại nhà gái

Tuy không nhiều chi phí đám cưới như nhà trai, nhưng nhà gái cũng phải chi trả một số khoản phí tương đương như:

  • Chi phí trang trí phông bạt, sân khấu
  • Chi phí thuê đội đỡ lễ tráp

Gồm phong bao lì xì 50.000 – 100.000 đồng/ người và phí thuê người đỡ lễ từ 80.000-100.000/đồng.

  • Chi phí tiệc cưới

chi phí đám cưới quan trọng mà cả 2 nhà phải tính toán để cỗ ngon lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Chi phí trang điểm cô dâu

Nếu như cặp đôi không chọn gói dịch vụ trọn gói, cô dâu sẽ phải mất thêm chi phí thuê người trang điểm riêng cho ngày ăn hỏi, ngày cưới.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về dự trù chi phí đám cưới, những khoản chi phí bắt buộc trong lễ cưới mà Thiepcuoisangtrong đã đúc rút để chia sẻ cùng bạn. Hãy lên kế hoạch chi tiết, chuẩn bị tài chính vững vàng để đám cưới diễn ra suôn sẻ và không gây lãng phí.

 

 

 


Bài viết khác:

Categorised in: