Lễ ăn hỏi

Từ ngàn đời nay lễ ăn hỏi luôn là một nghi lễ quan trọng trong thủ tục cưới hỏi mà không thể bỏ qua, lễ ăn hỏi thường được diễn ra trước nửa tháng hoặc một tháng trước lễ cưới, đây là nghi lễ nhà trai đến nhà gái hỏi cưới cô con gái, và nhà trai sẽ phải chuẩn bị lễ vật để hỏi cưới là các mâm lễ, mâm lễ ăn hỏi trước kia tuy theo gia đình nhà gái mà nhà trai chuẩn bị mâm lễ sao cho tương xứng để nhà gái ưng thuận và gả con gái cho chàng trai do vậy đối với nhà gái giầu sang thì mâm lễ ăn hỏi cũng cần phải tương xứng, trong buổi lễ ăn hỏi 2 gia đình sẽ thong báo chính thức với họ hang làng xóm về việc sẽ gả con cái và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.

Thành phần trong lễ ăn hỏi:

thanh-phan-tham-gia-le-an-hoi

Nhà trai: trong lễ ăn hỏi nhà trai gồm bố mẹ, chú rể, ông bà, họ hang, bạn bè và vài thanh niên chưa vợ để bưng tráp, số người bê tráp thì tương ứng với số tráp như 5,7,9,11,15.

Nhà gái: nhà gài thì cũng có bố mẹ, ông bà, họ hang, bạn bé và một số nữ chưa có chồng để đón lễ ăn hỏi của nhà trai

Lễ vật trong lễ ăn hỏi:

mam-co-an-hoi

Trong lễ ăn hỏi lễ vật thường gồm có Trầu cau, bánh cốm hoặc bánh nướng, chè, rượu, thuốc là, bánh phu thê, lợn quay, bánh cưới, tiền dẫn cưới…

Trên là những lễ vật thường có trong lẽ ăn hỏi cổ truyền từ bao đồi nay tuy nhiên số lượng thì tùy từng gia đình tuy nhiên số lượng lễ vật nhất định là phải là số chẵn chia hết cho 2, nó tượng trưng cho có đôi có cặp, nhưng nó lại được xếp trong số lẻ của tráp tượng trung cho sự phát triển thanh công.

Lễ ăn hỏi theo tra ông xua là thể hiện cho long biết ơn của nhà trai đổi với gia định nhà gái đã nuối nấng cô con gái, và nó cũng thể hiện cho sự quý mếm của nhà trai đối với cô dâu tương lai, đồ dẫn cưới nó cũng là thể hiện thiện ý của nhà trai đóng góp cho sự nuôi dưỡng cô dâu tương lai của nhà gái.

Rước lễ ăn hỏi:

le-an-hoi

Lễ ăn hỏi phải được sắp xếp gọn gàng và bày trên qua sơn son thếp vàng hay đó là mâm đồng phủ vải đó lên. Người đội lễ trong lễ ăn hỏi phải quần áo chỉnh tề, dù đi lại bằng phương tiên gì thì cũng nên dừng lại cách nhà gái 100m để chinh trang lại trang phục sắp xếp đội hình, và cũng để nhà gái chuẩn bị đón tiếp rồi sau đó mới tiến hành đội lễ vào họ nhà gái.

Tiếp khách trong lễ ăn hỏi:

Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc, cô dâu khi nhà trai đến phải ngồi trong phòng đến khi chú rể vào đón hoặc bố mẹ gọi ra thì mới được ra, cô dâu chú rể ra mắt tổ tiên bằng việc thắp hương lên bàn thờ sau đó sẽ cầm ấm trà rót nước mời ông bà bố mẹ, họ hang, bạn bè… nhà gái sau khi nhận lễ sẽ đặt một phần lên bàn thờ gia tiên, sau khi ăn hỏi xong thì nhà gái tiến sẽ lại quà một phần cho nhà trai còn lại nhà gái sẽ dung để chia cho họ hang, người than, đặc biệt lưu ý đối với cau thì phải xé chứ không được dung dao để cắt

Sau lễ ăn hỏi đôi bên trai gái tiến hành lễ cưới và rước dâu là xong


Bài viết khác:

Categorised in: