Thủ tục cưới hỏi ở Miền Bắc

Thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam hiện nay rất phong phú và đa dạng, mỗi vùng miền lại có những thủ tục cưới hỏi khác nhau, đặc biệt thủ tục cưới hỏi ở miền bắc cũng rất khác so với thủ tục cưới hỏi ở miền nam.

Người Việt Nam chúng ta rất coi trong lễ nghi nên thủ tục cưới hỏi là 1 việc hêt sức quan trọng, với quan niệm sẽ đem lại hạnh phúc cho đôi uyên ương, với thủ tục cưới hỏi ở miền bắc khi người con trai muốn đến hỏi cưới người con gái thì đầu tiên phải làm thủ tục chạm ngõ sau đó sẽ là đám hỏi và cuối cùng mới đến đám cưới. chúng tôi sẽ nói chi tiết về từng giai đoạn để các bạn có thể biết được chi tiết của từng thủ tục:

  1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ là ngày mà sau khi đôi bạn trẻ đã yêu nhau và quyết định đến với nhau thì cần phải có 1 ngày để 2 gia đình nhà trai và nhà gái gặp nhau để nói chuyện, nhà trai sẽ xin phép gia đình nhà gái để cho đôi uyên ương được chính thức yêu nhau, lễ chạm ngõ thường chỉ cần 1 giỏ quà gồm trầu cau, thuốc, chè, bánh kéo…  2 bên gia đình sẽ trò chuyện và nếu 2 bên cùng đồng ý sẽ chọn ngày để làm lễ đám hỏi và đám cưới, trong ngày này thì nhà trai đi qua nhà gái cũng không cần quá đông, thường khoảng từ 4 đến 5 người là đủ gồm có bố mẹ nhà trai và 2 3 người trong gia đình có thể là bác hoặc cô gì…lễ vật nhà gái nhận được từ nhà trai sẽ được đặt lên bàn thờ thắp hương. cuộc gặp này vấn đề là chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức cho lễ ăn hỏi sắp tới.

1.1 Lễ vật không thể thiếu trong ngày dạm ngõ

– Bởi dạm ngõ là buổi gặp gỡ mang ý nghĩ văn hóa nhiều hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu và cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu, ngoài ra, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Thường ở miền Bắc, số lượng mỗi loại lễ vật phải là chẵn, ví dụ hai gói chè, hai chục cau, hai chục lá trầu.

1.2 Thành phần tham gia lễ dạm ngõ

Lễ chạm ngõ là buổi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình, không cần rườm rà nên thành phần chủ yếu là người thân thiết.

– Thành phần tham dự bao gồm:

+ Nhà trai: Bố mẹ nhà trai, chú rể, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô bác…

+ Nhà gái: Bố mẹ nhà gái, cô dâu, có thể có thêm người thân ruột thịt trong gia đình tham dự.

Cũng tùy vào điều kiện và văn hóa từng nhà, lễ dạm ngõ tại nhiều gia đình chỉ có cha mẹ hai bên gặp gỡ nhau và đôi uyên ương. Ngoài ra, đôi bạn trẻ có thể mời thêm một số bạn bè thân tới dự.

– Người tham dự lễ dạm ngõ không nhất thiết phải mặc vest, áo dài mà chỉ cần trang phục lịch sự.

– Đôi bạn trẻ cũng không cần “đóng bộ” như ngày ăn hỏi hoặc đón dâu. Cô dâu có thể diện váy ngắn, chú rể mặc quần âu, áo sơmi đơn giản.

1.3 Trình tự

Đa số các gia đình hiện nay coi ngày dạm ngõ là buổi gặp gỡ thân mật, không đặt nặng thủ tục nên trình tự không quá nghiêm ngặt. Nhiều phụ huynh cẩn thận còn xem trước ngày giờ, nhiều nhà khác lại chọn ngày dạm ngõ tùy vào thời gian rảnh của cả hai gia đình, chủ yếu là cuối tuần.

Tới ngày giờ đã định, nhà trai tới nhà gái tặng lễ vật, thưa chuyện, tỏ ý muốn để đôi bạn trẻ chính thức tìm hiểu nhau và có kế hoạch tiến tới hôn nhân. Sau thời gian chuyện trò, cô dâu chú rể tương lai được cha mẹ nhà gái đưa lên thắp hương và dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên.

Sau khi buổi gặp gỡ kết thúc, nhà gái có thể làm cơm thiết đãi nhà trai. Nếu không có thời gian và điều kiện, nhà gái có thể bỏ qua việc mời cơm này.

Cô dâu chú rể cũng cần chuẩn bị tinh thần là người gắn kết gia đình hai nhà. Đôi uyên ương cần tìm hiểu trước một số tính cách, nết ăn ở của hai gia đình và chia sẻ những hiểu biết này với bố mẹ trước ngày dạm ngõ để buổi lễ diễn ra suôn sẻ. Cô dâu chú rể nên chủ động biến buổi chạm ngõ của hai nhà thành dịp gặp gỡ thân tình, vui vẻ để hai gia đình có mối quan hệ thân tình, gắn bó về sau.

2. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi cũng là nghi thức hết sức quan trọng trong thủ tục cưới hỏi ở miền bắc, đây là lời thông báo chính thức việc hứa hôn giưa 2 gia đình nhà trai và nhà gái, Lễ ăn hỏi ở miền bắc được tổ chức hết sức chu đáo với sự có mặt của họ hàng 2 bên gia đình

2.1 Lễ ăn hỏi ở miền bắc gồm những gì

Ăn hỏi là dịp thể hiện sự chu đáo của nhà trai với nhà gái. Mâm đựng lễ vật (hay còn gọi là tráp) là phần không thể thiếu trong mỗi lễ ăn hỏi. Tráp ăn hỏi hai miền khác nhau về số lượng mâm và lễ nhưng có chung ý nghĩa chúc phúc trường tồn cho đôi lứa.

Nhìn vào số lượng mâm quả và các vật lễ trên mâm quả cưới, người ta có thể đoán được sự chu đáo, sự giàu có, sung túc của nhà trai. Đồng thời cũng thể hiện sự “cao giá” của nhà gái, vì thế lễ ăn hỏi thường được chuẩn bị rất chu đáo và kỹ càng.

Để biết được số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi, nhà trai và nhà gái sẽ bàn bạc kỹ lưỡng trong lễ dạm ngõ. Theo cách gọi của ông bà ta xưa, nhà gái sẽ đưa ra lời “thách cưới”, bao nhiêu mâm quả (hay còn gọi là tráp), những loại lễ vật gì và lễ dẫn cưới (tiền mặt) là mấy lễ, mỗi lễ là bao nhiêu.

2.2 Lễ vật trong lễ ăn hỏi ở miền bắc

Tuy nhiên hiện nay lệ thách cưới không còn nữa, các gia đình đều tùy theo điều kiện kinh tế của nhau để đưa ra số lượng tráp trung bình phù hợp với mặt bằng chung của vùng miền. Ngoài tráp còn có một phong bì tiền nhà trái đưa cho nhà gái được gọi là “lễ đen”.

Lễ đen (lễ dẫn cưới) thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu vì người xưa quan niệm rằng nhà trai sau lễ cưới được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại. Mặt khác lễ vật cũng biểu thị sự quý mến, yêu thương của nhà trai dành cho cô con dâu tương lai.

Lễ đen thường được đựng trong 3 bao lì xì đỏ do mẹ chú rể đưa cho mẹ cô dâu. Số tiền trong “lễ đen” cũng phù thuộc kinh tế của gia đình nhà trai, trung bình từ 1.000.000 – 10.000.000 đồng/phong bì.

Lễ ăn hỏi cần có bao nhiêu tráp và đặt ở đâu? – Ảnh 3

Lễ đen được mẹ chú rể trao cho mẹ cô dâu, thể hiện sự trân trọng của nhà trai dành cho nhà gái.

Ăn hỏi gồm bao nhiêu tráp?

Mâm lễ (tráp) trong lễ ăn hỏi thường có số lượng khác nhau theo phong tục của hai miền. Miền Bắc quan niệm số lẻ là đẹp nên thường chọn 5,7,9,11 tráp còn ngược lại miền Nam ưa chuộng số chẵn nên thường chọn 6,8,10 tráp.

– Miền Bắc lựa chọn số mâm quả lẻ nhưng số lễ trên mâm quả thì nhất thiết phải là số chẵn, luôn đi theo cặp, chẳng hạn như cau thì phải 100 quả, bánh cốm 100 chiếc, mứt sen trần 100 hộp…

Người xưa quan niệm số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Vì thế, số lượng mâm quả và lễ vật luôn đi theo số lẻ và số chẵn với ý niệm cầu chúc và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn luôn có nhau và cùng nhau sinh con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.

2.3 Lễ ăn hỏi ở miền bắc gồm bao nhiêu tráp

Tráp của người miền Bắc thường được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ, sính lễ được bày biện thành hình tháp cao, mâm quả được kết rồng phượng. Tùy theo điều kiện mà sẽ có số tráp sao cho phù hợp, nếu số tráp nhiều thì gia đình cô dâu cũng rất là vui vì sẽ được mát mặt với bạn bè làng xóm, hiện này với những gia đình ở thành phố thường đi là 9 đến 11 tráp, còn ở vùng quê thì có một số chỗ đi 7 tráp. Cùng với số tráp là cần phải chuẩn bị số người bê tráp, nhà trai thì chuẩn bị các thanh niên chưa vợ sáng sửa, nhà gái thì chuẩn bị các cô gái chưa chồng, ngoài ra còn chuẩn bị lì xì để các bạn bê tráp nhà trai và nhà gái trao duyên.

– Miền Nam chọn số chẵn mà ưa chuộng nhất là số 6 và 8 vì có ý nghĩa lộc – phát theo phiên âm từ tiếng Hán. Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại phải là lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi, ngụ ý chúc phúc con cái đề huề cho đôi lứa xứng đôi.

Tráp của người miền Nam thường được đựng trọn trong mâm sơn son thếp vàng, phủ khăn đỏ kín đáo. Dù về số lượng sính lễ cũng tương đương với tráp của miền Bắc song về hình thức trong giản dị và nhẹ nhàng hơn.

Tráp của người miền Nam có sự khác biệt hẳn về hình thức với miền Bắc.

Tráp ăn hỏi bao gồm những gì?

Tráp ăn hỏi của miền Bắc tùy theo số lượng mà thêm bớt các loại sính lễ khác nhau song về cơ bản vẫn phải có 3 tráp chính là:

– Tráp trầu cau

– Tráp chè

– Tráp Rượu bia

– Tráp hoa quả

– Tráp bánh phú thê

– Tráp thủ lợn, nhà có điều kiện thì đặt cả 1 con lớn quay

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi.

Nếu số lượng tráp tăng lên có thể thêm các tráp:

– Tráp bánh cốm/ bánh xu xê/ bánh đậu xanh

– Rượu thuốc

– Hoa quả

– Xôi gấc đậu xanh

– Lợn quay

– Bia lon

Lễ ăn hỏi cần có bao nhiêu tráp và đặt ở đâu?

Tráp lợn quay cũng thể hiện sự sung túc trong lễ ăn hỏi.

Tráp ăn hỏi của người miền Nam cũng tương tự người miền Bắc cũng gồm 4 tráp lễ vật cốt yếu là:

– Tráp trầu cau

– Tráp bánh phu thê (bánh gói lá dứa)

– Tráp lợn quay

– Tráp tiền dẫn cưới (lễ đen)

Tráp bánh phu thê của người miền Nam.

Ngoài ra tùy theo số lượng tráp tăng lên mà có thêm các lễ vật sau:

– Rượu thuốc

– Hoa quả

– Xôi

– Chè

– Bánh gato

– Tráp sính lễ cho cô dâu. Thông thường nếu nhà trai có điều kiện kinh tế sẽ chuẩn bị một tráp đựng áo dài và đồ trang sức dành riêng cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài và trang sức do nhà trai mang đến dành tặng mình. Sau đó mới ra chào hỏi quan họ hai bên và sau đó làm lễ trước bàn thờ tổ tiên.

Tráp sính lễ riêng cho cô dâu tùy theo điều kiện kinh tế tường gia đình.

3. Lễ ăn cưới

Trong ngày cưới

Lễ cưới là đỉnh điểm của mọi nghi thức cưới hỏi truyền thống Việt Nam và chi tiết của việc kết hôn. Nghi thức lễ cưới đầy đủ bao gồm 3 nghi thức:

3.1 Lễ xin hôn

Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

3.1 Lễ rước dâu

Dù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải “chấn chỉnh đội hình”. Thông thường, đi đầu là đại diện nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn.

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống…
Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về. Khi được “các cụ” cho phép, chú rể vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu, cùng cô dâu đến trước bàn thờ thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên trong bộ áo dài truyền thống trang trọng. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Sau đó, vị đại diện nhà trai sẽ đáp lời thay chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái sẽ cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới.

nghi lễ cưới truyền thống rước dâu

Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham dự tiệc cưới…

Trên đây là thủ tục cưới hỏi ở miền bắc các bạn có thể tham khảo để có thể tổ chức cho người thân 1 lễ cưới đúng với phong tục tập quán của người miền bắc nhé. chúc các bạn có 1 đám cưới vui vẻ và hạnh phúc

 


Bài viết khác:

Categorised in: