Lời mời đám cưới qua điện thoại

Lời mời đám cưới qua điện thoại làm sao để lịch sự nhất, trang trọng nhất có lẽ là băn khoăn của nhiều cặp đôi trước thềm lễ cưới. Vậy cần lưu ý gì để lời mời đám cưới qua điện thoại được trọn vẹn nhất, chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn.

NỘI DUNG CHÍNH

Chỉ nên mời cưới qua điện thoại trong trường hợp nào?

Những ai nên mời đám cưới qua điện thoại?

Lưu ý về lời mời đám cưới qua điện thoại

  • Nội dung lời mời đám cưới qua điện thoại
  • Lời mời đám cưới qua điện thoại tham khảo
  • Thời điểm gọi mời đám cưới qua điện thoại

 

Chỉ nên mời cưới qua điện thoại trong trường hợp nào?

loi-moi-dam-cuoi-qua-dien-thoai

Việc mời cưới không gì hoàn hảo hơn bằng việc “gặp trực tiếp – trao tận tay thiệp mời”. Đó thể hiện sự trân trọng đối với từng khách mời tới dự hôn lễ của bạn. Tuy nhiên, không phải với ai cô dâu chú rể cũng có thể gặp mặt được để trao thiệp. Lý do về thời gian về khoảng cách địa lý, sự bận rộn là nguyên nhân cho việc mời cưới qua điện thoại.

Cũng nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc mời cưới qua điện thoại là thiếu sự tôn trọng hay rất hời hợt. Nhưng phần lớn mọi người đều cảm thông, chia sẻ với cô dâu chú rể khi gọi điện mời cưới miễn sao lời mời cưới qua điện thoại đó đủ lịch sự để tỏ rõ sự tôn trọng với khách mời.

Những ai nên mời đám cưới qua điện thoại?

loi-moi-dam-cuoi-qua-dien-thoai-1

Đối với thế hệ trẻ chúng ta, việc mời cưới qua điện thoại không có gì xa lạ. Nhưng với các bác trung niên thì bạn nên cân nhắc việc này và tốt hơn cả bạn hãy nhờ bố mẹ gọi điện mời để thể hiện sự tôn trọng nhất. Bạn chỉ nên mời cưới với những trường hợp sau:

  • Người nhà hay họ hàng thân thiết
  • Bạn bè thân thiết lâu năm
  • Khách mời ở xa với khu vực bạn

Lưu ý về lời mời đám cưới qua điện thoại

  • Nội dung lời mời đám cưới qua điện thoại

Lời mời đám cưới qua điện thoại quan trọng nhất là sự khéo léo và tinh tế. Không gì quan trọng bằng nội dung mời cưới và sự chân thành đối với khách mời.

Lời đầu tiên bao giờ bạn cũng nên bày tỏ xin lỗi vì không thể “gặp trực tiếp – trao tận tay ”thiệp mời cho họ. Bạn cũng nên nói rõ lý do mà mình bắt buộc phải gọi điện cho khách thay vì gửi thiệp. Khi đó, khách mời sẽ dễ dàng cảm thông với bạn và lắng nghe bạn nói.

Tiếp đến, bạn cần thông báo chi tiết về thông tin đám cưới như trong tấm thiệp của bạn. Tất cả thông tin bao gồm: thời gian, địa điểm tổ chức ngày cưới. Nếu đường đi khó nhớ, bạn có thể hướng dẫn cho khách để tránh trường hợp khách gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm cưới.

Trước khi kết thúc lời mời bạn không quên bày tỏ mong muốn về niềm vinh hạnh được tiếp đón khách tại hôn lễ. Và đừng ngại hỏi lại xem khách đã nắm rõ thông tin hay chưa, nếu chưa rõ ràng bạn có thể nhắn kèm một tin nhắn chi tiết mọi thông tin.

  • Lời mời cưới qua điện thoại tham khảo

Chào bạn, trước tiên cho mình xin lỗi vì khổng thể gửi thiệp mời trực tiếp tới bạn vì khoảng cách quá xa. Tới đây mình sẽ tổ chức hôn lễ vào…giờ…. ngày….. tháng….năm …..tại …… Mình gọi điện để chân thành mới bạn cùng gia đình đến chung vui cùng mình. Hy vọng bạn sắp xếp thời gian tới tham dự. Sự hiện diện của bạn chính là niềm vinh hạnh của gia đính.”

  • Thời điểm gọi mời đám cưới qua điện thoại

Mời cưới qua điện thoại bạn nên chú ý thời điểm gọi mời từ 8 – 10 ngày trước khi tổ chức lễ cưới. Đây là một khoảng thời gian hợp lý để tỏ rõ sự tôn trọng khách và để khách ở xa có thời gian chuẩn bị. Thời gian mời cưới nên là sau giờ làm việc, tránh trường hợp gọi điện trong giờ làm ảnh hưởng đến công việc của khách mời.

Hy vọng những chia sẻ về lời mời đám cưới qua điện thoại trên sẽ giúp bạn thoát khỏi những băn khoăn về vấn đề này. Hãy chân thành, mọi người sẽ hoàn toàn thông cảm và ủng hộ các bạn.


Bài viết khác:

Categorised in: