Phong tục cưới hỏi

Người Việt ta với hơn 1000 năm văn hiến, rất nhiều phong tục tập quán cưới hỏi, nghi thức truyền thống đã được hính thành từ bao đời nay và đến hiện nay cũng không thể bỏ qua. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn các nghi thức truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người Việt:

– Lễ dạm ngõ: đây là nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi của người Việt, ở phong tục cưới hỏi này hai bên gia đình cô dâu chú rể gặp mặt chính thức, họ nhà trai đến gặp mặt họ nhà gái để xin phép cho 2 bạn trẻ được đi lại và tìm hiểu nhau, 2 bên gia đình sẽ trao tên tuổi cho nhau để xem có hợp tuổi với nhau hay không. ở phong tục cưới hỏi này thì 2 bên gia đình gặp mặt nhau nên lễ gặp mặt cũng chỉ đơn giản là mâm trầu cau.

mam-trau-cau-an-hoi

– Thách cưới: ở phong tục cưới hỏi này thì sau khi cô dâu chú rể đã tìm hiểu nhau, 2 bên gia đình sẽ nói chuyên với nhau xem họ nhà gái sẽ thách cưới họ nhà trai những gì, để họ nhà trai chuẩn bị, thách cưới thường gồm có mâm lễ và “lễ đen”, hiện nay thì việc thách cưới cũng đơn giản hơn rất nhiều so với thời xưa những nhà giàu thì có thể có nhiều mâm cỗ ăn hỏi và nhà nghèo thì it hơn nhưng đa phần đều ở khoẳng 7 mâm, 9 mâm, 11 mâm một số nhà có điều kiện họ sẽ chuẩn bị 15 mâm cỗ. Các mâm lễ thường gồm:
+ Mâm trầu cau
+ Mâm chè
+ Thuốc, rượu
+ Bánh phu thê có nơi bánh nướng, người Hà Nội thường có bánh cốm
+ Hoa quả
+ đầu lợn
+ bánh cưới

mam-co-an-hoi

 

– Lễ ăn hỏi: Lễ ăn hỏi sẽ được 2 bên gia đình tiến hành vào ngày lành tháng tốt mà 2 bên đã chọn. 2 gia đình sẽ chuẩn bị những đôi nam thanh nữ tú để bê mâm ăn hỏi, đến giờ lành nhà trai sẽ trao mâm cỗ hỏi và thắp hương tổ tiên, 2 bên gia đình người lớn nói chuyện và chọn ngày cưới

mam-banh-phu-the

– Lễ xin dâu, lễ cưới: nhà trai sẽ cử họ hàng nhà trai thường là cô, bác gái, dì, những người phụ nữ được gia đình tin mến đem cơi trầu cau, chai rượu tới để xin báo trước giờ đón dâu. Ngày nay, lễ xin dâu nhập luôn cùng lễ đón dâu. Khi đến đón dâu nhà trai đến ngõ nhà gái phải sắp xếp lại thứ tự theo vai vế để bước vào nhà gái, thường thì sẽ có người lớn tuổi đi kèm mâm trầu, cau, rượu vào trước và theo đó là mẹ chồng, nhà trai khi đến nhà gái trao lễ, bên nhà gái ra đón nhà trai vào nhà, mẹ chồng sẽ vào phòng con dâu trao nón cho con dâu, nói đôi điều chúc phúc, dặn dò, hai bên người lớn ngồi vào bàn trà nước thưa chuyện trao rể, xin dâu.

– Lễ lại mặt: Sau đám cưới ít ngày, chú rể đưa cô dâu ra mắt hai họ, khi về nhà gái, chú rể mời bố mẹ cô dâu và một vài người thân thích đến nhà chú rể ăn bữa cơm lại mặt, chỉ giới hạn những người thân thích ít người. Lễ này đối với những đôi ở xa thường xin được bỏ.
Dù thời đại có hiện đại thế nào, người Việt cũng không quên nét văn hóa đẹp trong phong tục cưới hỏi của ông cha để lại, cái tinh hoa trong văn hóa cưới hỏi của người Việt ấy luôn là niềm tự hào và làm ấm lòng người Việt.


Bài viết khác:

Categorised in: